Ép Cọc Bê Tông Huyện Xuân Lộc
Xuân Lộc là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai. Huyện nằm ở phía Đông Nam[1]của tỉnh. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Gia Ray. Huyện là một trong 5 huyện thuộc vùng miền núi của tỉnh Đồng Nai. Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai.
Phía bắc giáp huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Phía đông giáp các huyện Hàm Tân, Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận
Phía tây giáp thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được xây dựng đi qua.
Huyện nằm dọc trên Quốc lộ 1A. Chiều dài quốc lộ đi qua huyện là 47 km. Huyện lị của huyện, thị trấn Gia Ray nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 96 km, cách thành phố Long Khánh 24 km, cách thành phố Biên Hòa 74 km, cách ranh giới tỉnh Bình Thuận & Đồng Nai 18 km, cách thành phố Phan Thiết 86 km.
ép cọc bê tông huyện Xuân Lộc
Dịch vụ ép Cọc Sang Việt là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực đúc, ép cọc bê tông cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Chúng tôi kết nối quan hệ với các đối tác là các Xây Dựng mang đến cho khách hàng những giải pháp hợp tác, cam kết lâu dài dựa trên lợi ích và tính tương thích. chúng tôi đã thành công khi đến đem tới khách hàng việc thi công nhanh ngọn, thủ tục thanh toán rõ ràng tạo sự hài lòng cho khách hàng trong công việc.
Nhằm phục vụ đa dạng hoá sản phẩm về bê tông phục vụ cho các công trình xây dựng, các đối tác khách hàng,chúng tôi luôn đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thi công xây dựng nhằm tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá chi phí mang lại quyền lợi tối đa cho khách hàng. Với phương thức đúng giờ và những giải pháp thi công nhanh gọn tạo lòng tin tuyệt đối cho khách hàng.
Để phù hợp với chuẩn mực xây dựng trong ngành, chúng tôi đã xây dựng một qui trình sản xuất, thi công khép kín, lấy niềm tin của khách hàng là cơ sở thước đo cho sự thành công
Quy Trình ép cọc bê tông huyện Xuân Lộc
Ép cọc bê tông Sang Việt cung cấp cọc bê tông và quy trình ép cọc bê tông huyện Xuân Lộc như sau :
1. Chuẩn bị mặt bị mặt bằng:
+ Bạn phải bố trí mặt bằng bằng phẳng trước khi thi công ép cọc, giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng. Bố trí mặt bằng bao gồm cả việc tạo mặt bằng thuận lợi thi công lẫn việc bố trí vị trí tập kết cọc, vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
+ Để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông bạn nên đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy (nếu mặt bằng có mực nước cao, bạn phải tiến hành bơm nước).
+ Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên bạn đổ dầy lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.
2. Tập kết cọc:
+ Đợt tập kết đầu tiên bạn chỉ nên đưa tới công trình số lượng cọc vừa phải (thường khoảng 1/3 số tim cọc) để ép thử xem địa chất tại khu vực ra sao.
+ Thường đối với nhà dân quá trình thiết kế không được khảo sát địa chất để chủ nhà tiết kiệm chi phí, mà thường dựa vào kinh nghiệm của bên thiết kế để đưa ra chiều sâu giả thiết của cọc. Vậy nên bạn phải ép thử vài tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó các bên cùng bàn bạc rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý, rồi mới tiến hành vận chuyển cọc còn lại đến công trình sau.
+ Độ dài cọc hiện nay các nhà sản xuất hay làm là: 3, 4, 5, 6 m vậy khi tổ hợp bạn phải tính sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều lãng phí. Nhưng bạn cũng phải chú ý, độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm nên bạn thường phải ép dương lên tầm 40-50cm để khi đập đầu cọc ra có thép để ngàm vào thép đài.
+ Vận chuyển thiết bị thi công ép cọc bê tông, cọc bê tông về khu vực ép cọc và chia cọc bê tông thành từng nhóm
3. Tiến hành thi công ép cọc:
+ Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng.
+ Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
+ Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép. Trước tiên ép đoạn mũi cọc, đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec. Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau. Khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, phải đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3-4 kg/cm2. Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/sec.
* Cọc được dừng ép khi thỏa mãn điều kiện:
– Đạt chiều sâu xấp xỉ do thiết kế qui định.
– Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lơn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.
4. Ghi chép trong quá trình thi công ép cọc:
+ Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Sau đó, khi cọc xuống được 1m lại ghi lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký thi công cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột. Đến giai đoạn cuối cùng là lực ép có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu, bắt đầu từ đây ghi lực ép trong từng đoạn 20cm cho tới khi ép xong.
+ Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:
P(ép) = 2 x S(pittong) x Chỉ số đồng hồ (hoặc = Chỉ số đồng hồ/ 3,14)
Trong đó: P(ép) là lực ép đầu cọc
S(pittong) là tiết diện pittong
+ Bạn so sánh lực ép đầu cọc với tải trọng thiết kế để biết được tải trọng ép thế đạt chưa.
ÉP CỌC BÊ TÔNG SANG VIỆT
Địa chỉ: 1173/12 tỉnh lộ 43 khu phố 2, phường Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM
Hotline: 0978626383 - Email: luyenicon4@gmail.com